Home Đời sống C͏͏͏͏h͏͏͏͏ồn͏͏͏͏g͏͏͏͏ l͏͏͏͏y͏͏͏͏ h͏͏͏͏ôn͏͏͏͏ v͏͏͏͏ì k͏͏͏͏h͏͏͏͏ôn͏͏͏͏g͏͏͏͏ c͏͏͏͏h͏͏͏͏ị͏͏͏͏u͏͏͏͏ đ͏͏͏͏ư͏͏͏͏ợc͏͏͏͏ c͏͏͏͏ả͏͏͏͏n͏͏͏͏h͏͏͏͏ k͏͏͏͏h͏͏͏͏ổ͏͏͏͏, n͏͏͏͏g͏͏͏͏͏͏͏ư͏͏͏͏͏͏͏ờ͏͏͏͏͏͏i͏͏͏͏͏͏͏ v͏͏͏͏ợ s͏͏͏͏u͏͏͏͏ố͏͏͏͏t͏͏͏͏ n͏͏͏͏h͏͏͏͏i͏͏͏͏ề͏͏͏͏u͏͏͏͏ n͏͏͏͏ăm͏͏͏͏ đ͏͏͏͏͏͏͏i͏͏͏͏͏͏͏ r͏͏͏͏͏͏͏ử͏͏͏͏͏͏a͏͏͏͏͏͏͏ b͏͏͏͏͏͏͏á͏͏͏͏͏͏t͏͏͏͏͏͏͏, p͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏ụ v͏͏͏͏͏͏͏i͏͏͏͏͏͏͏ệ͏͏͏͏͏͏c͏͏͏͏͏͏͏ đ͏͏͏͏͏͏͏ể͏͏͏͏͏͏ c͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏ạ͏͏͏͏͏͏y͏͏͏͏͏͏͏ c͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏ữa͏͏͏͏͏͏͏ b͏͏͏͏͏͏͏ệ͏͏͏͏͏͏n͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏ u͏͏͏͏͏͏͏ n͏͏͏͏͏͏͏ã͏͏͏͏͏͏o͏͏͏͏͏͏͏ c͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏o͏͏͏͏͏͏͏ c͏͏͏͏͏͏͏o͏͏͏͏͏͏͏n͏͏͏͏͏͏͏

C͏͏͏͏h͏͏͏͏ồn͏͏͏͏g͏͏͏͏ l͏͏͏͏y͏͏͏͏ h͏͏͏͏ôn͏͏͏͏ v͏͏͏͏ì k͏͏͏͏h͏͏͏͏ôn͏͏͏͏g͏͏͏͏ c͏͏͏͏h͏͏͏͏ị͏͏͏͏u͏͏͏͏ đ͏͏͏͏ư͏͏͏͏ợc͏͏͏͏ c͏͏͏͏ả͏͏͏͏n͏͏͏͏h͏͏͏͏ k͏͏͏͏h͏͏͏͏ổ͏͏͏͏, n͏͏͏͏g͏͏͏͏͏͏͏ư͏͏͏͏͏͏͏ờ͏͏͏͏͏͏i͏͏͏͏͏͏͏ v͏͏͏͏ợ s͏͏͏͏u͏͏͏͏ố͏͏͏͏t͏͏͏͏ n͏͏͏͏h͏͏͏͏i͏͏͏͏ề͏͏͏͏u͏͏͏͏ n͏͏͏͏ăm͏͏͏͏ đ͏͏͏͏͏͏͏i͏͏͏͏͏͏͏ r͏͏͏͏͏͏͏ử͏͏͏͏͏͏a͏͏͏͏͏͏͏ b͏͏͏͏͏͏͏á͏͏͏͏͏͏t͏͏͏͏͏͏͏, p͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏ụ v͏͏͏͏͏͏͏i͏͏͏͏͏͏͏ệ͏͏͏͏͏͏c͏͏͏͏͏͏͏ đ͏͏͏͏͏͏͏ể͏͏͏͏͏͏ c͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏ạ͏͏͏͏͏͏y͏͏͏͏͏͏͏ c͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏ữa͏͏͏͏͏͏͏ b͏͏͏͏͏͏͏ệ͏͏͏͏͏͏n͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏ u͏͏͏͏͏͏͏ n͏͏͏͏͏͏͏ã͏͏͏͏͏͏o͏͏͏͏͏͏͏ c͏͏͏͏͏͏͏h͏͏͏͏͏͏͏o͏͏͏͏͏͏͏ c͏͏͏͏͏͏͏o͏͏͏͏͏͏͏n͏͏͏͏͏͏͏

by Saigon Phot

Nhiều tháng nay, chị Võ Thị Thuận đi rửa bát thuê và làm nhiều việc lao động phổ thông để kiếm tiền chạy chữa bệnh u não cho con. Thế nhưng, chi phí điều trị quá cao khiến chị lâm vào bước đường cùng.

Chạy vạy khắp nơi lo chữa bệnh cho con

Gần một năm nay, chị Võ Thị Thuận (thôn 9, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, Gia Lai) luôn phải làm lụng đủ mọi công việc phổ thông, chạy vạy vay mượn để có tiền chữa trị cho con trai là cháu Trần Kiên Cương (15 tuổi), mắc bệnh u não.

Chị Thuận tâm sự, gia đình chị sống ở Gia Lai gần 16 năm, sau đó về quê chồng của chị ở Thái Bình để sinh sống.

Đến năm 2021, chị và chồng ly hôn, chị quay trở về Gia Lai sống cùng ông bà ngoại của cháu Cương. Gần một năm sau, vào tháng 11/2022, cháu Cương ốm và được phát hiện bệnh.

Chị Thuận đã chạy vạy khắp nơi vay mượn, tìm kiếm việc làm để lo chạy chữa bệnh cho con

Ban đầu, Cương thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Chị Thuận tưởng con mình áp lực do việc học tập nên mua thuốc cho uống. Thấy cháu yếu dần, chị đã đưa con đi khám ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai nhưng không ra bệnh.

Chị đưa con ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Cương bị ung thư não khu vực tuyến tùng.

Não thất của Cương cũng bị giãn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ đã khẩn trương đặt ống dẫn lưu từ não xuống bụng nhằm giải tỏa áp suất não.

Do căn bệnh nguy hiểm nên Cương phải liên tiếp trải qua 2 ca phẫu thuật lớn, với chi phí lên đến gần 100 triệu đồng. Để chạy chữa bệnh cho con, chị Thuận phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn, cầm cố tài sản.

“Thấy cháu đau, kêu khóc mà lòng tôi cũng đau theo. Tôi chỉ mong người nằm trên giường bệnh là tôi, thay cho con trai. Bao nhiêu tiền vay mượn đều đổ vào giường bệnh của con trai. Tôi sống trong bệnh viện hàng tháng trời nhờ cơm từ thiện qua ngày”, chị Thuận nói trong nước mắt.

Sau đại phẫu, Cương đã vượt qua cơn nguy kịch. Tiếp đó, Cương lại đối mặt với những đợt xạ trị, truyền hóa chất cực mạnh vào người. Do các loại hóa chất đều nằm ngoài danh mục bảo hiểm nên mỗi đợt xạ trị chi phí hơn 20 triệu đồng. Gánh nặng này đều đè nặng lên đôi vai người mẹ đơn thân.

Trước đó, chị Thuận từng là giáo viên hợp đồng cho một trường mầm non ở TP Pleiku, Gia Lai. Tuy nhiên, do con bị bệnh nặng, phải ra Hà Nội điều trị nên chị đành phải xin nghỉ việc ở trường học để theo con. Ở Hà Nội, chị Thuận vừa chăm con ở bệnh viện vừa tranh thủ rửa bát thuê ở hàng, quán để kiếm tiền lo cho con.

Mỗi tháng, chị Thuận từ Gia Lai ra Hà Nội 2 lần để chăm con những ngày cháu nằm viện, vào thuốc (xạ trị). Vì vậy, công việc ở Hà Nội cũng bấp bênh.

Những ngày cháu không nằm viện, chị gửi cháu ở nhà nội tại Thái Bình, còn chị về quê nhà Gia Lai tìm việc làm kiếm tiền rồi vay mượn để lo cho đợt xạ trị tiếp theo của con.

Trước đó, chị Thuận từng là giáo viên hợp đồng cho một trường mầm non ở TP Pleiku, Gia Lai. Tuy nhiên, do con bị bệnh nặng, phải ra Hà Nội điều trị nên chị đành phải xin nghỉ việc ở trường học để theo con. Ở Hà Nội, chị Thuận vừa chăm con ở bệnh viện vừa tranh thủ rửa bát thuê ở hàng, quán để kiếm tiền lo cho con.

Mỗi tháng, chị Thuận từ Gia Lai ra Hà Nội 2 lần để chăm con những ngày cháu nằm viện, vào thuốc (xạ trị). Vì vậy, công việc ở Hà Nội cũng bấp bênh.

Những ngày cháu không nằm viện, chị gửi cháu ở nhà nội tại Thái Bình, còn chị về quê nhà Gia Lai tìm việc làm kiếm tiền rồi vay mượn để lo cho đợt xạ trị tiếp theo của con.

“Mỗi đợt xạ trị tốn hàng chục triệu đồng. Công việc của tôi lại không ổn định nên vừa làm, vừa vay để lo từng đợt xạ trị cho con. Tôi nói với con cũng là tự an ủi, động viên mình rằng “còn nước, còn tát””, chị Thuận bộc bạch.

Mong con được sống…

Gần 9 năm qua, em Trần Kiên Cương luôn là học sinh học sinh chăm ngoan, học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu mến. Thấy mẹ khó khăn nên em luôn nỗ lực học tập và chăm lo việc nhà. Vậy mà…

Từ lúc nhập viện điều trị, Cương luôn hỏi mẹ rằng “bao giờ con mới hết bệnh để được trở lại trường học”.

Thương con, chị Thuận vẫn tự nhủ bản thân cố gắng hết sức. “Tôi nhịn đói cũng được, chứ không để con nhịn thuốc”, chị Thuận nói.

Cô Trình Thị Thìn, giáo viên trường TH&THCS Nam Hà (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) – cho biết: “Em Cương luôn là một học sinh chăm ngoan, nỗ lực học tập. Đáng buồn khi em đang chuẩn bị bước vào kỳ thi giữa học kỳ I thì phát hiện bệnh nặng. Từ khi em nhập viện, bạn bè luôn tranh thủ thời gian thăm em”.

Ngày kỷ niệm kết thúc năm học 2022 – 2023 vừa qua, dưới gốc phượng của sân trường, Cương hứa cố gắng vượt qua cơn bệnh để quay lại học tập.

“Dù đang ốm đau nhưng Cương vẫn luôn cười, hòa đồng cùng các bạn. Chúng tôi đã ôm nhau khóc và cùng chúc em ấy sớm khỏi bệnh, chuyển sang cấp học THPT như bạn bè cùng trang lứa”, cô Thìn tâm sự.

Nhờ có sự động viên của gia đình, bạn bè và thầy cô nên Cương luôn chăm chỉ uống thuốc, vượt qua những lần xạ trị, truyền hóa chất dù đau đớn. Rảnh rỗi, em lại đọc những cuốn sách được thầy cô, bạn bè tặng.

Chị Thuận tâm sự: “Có lẽ sợ mẹ lo lắng nên Cương rất ít khi khóc. Lâu lâu, con nói “con khỏe rồi, mẹ đừng lo. Con sẽ nỗ lực điều trị để sớm khỏi bệnh, làm chỗ dựa cho mẹ”. Càng nghe con nói càng thương. Tôi càng mong muốn con có cơ hội được chữa bệnh đến nơi đến chốn để được sống”.

Ông Phạm Văn Đua – cán bộ tư pháp xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, Gia Lai) – thông tin: “Chị Thuận có cảnh khó khăn, không có nhà cửa. Hiện nay, chị đang phải chật vật để chăm lo cho con trai bị u não.

Vì số tiền chữa trị cho con quá lớn nên chị liên tục đi xin nhiều công việc để làm. Chính quyền địa phương cũng động viên và kết nối để giúp đỡ gia đình. Thông qua Báo Dân trí, tôi bày tỏ mong mỏi nhà hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ chị Thuận chi phí điều trị bệnh cho cháu Cương”.

Có thể bạn quan tâm